Th 5, 22/04/2021 | 06:19 SA
Cách bảo vệ các kiểu dáng công nghiệp trên phạm vi quốc tế với Hệ thống La Hay
Nghiên cứu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp có doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn 17% so với các doanh nghiệp không sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp.
Cho dù bạn là một doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hay vừa, việc tạo ra các kiểu dáng công nghiệp hấp dẫn và khác biệt có thể sẽ là một phần trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Một kiểu dáng công nghiệp mạnh sẽ giúp bạn phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh với các công ty lớn hơn và có được sự công nhận và khả năng công nhận trên thị trường rộng rãi hơn.
Kiểu dáng công nghiệp: một tài sản kinh doanh có giá trị
Bảo vệ kiểu dáng công nghiệp của bạn (hình dạng, vẻ bên ngoài, hoa văn, đường nét hoặc màu sắc của phần trang trí của sản phẩm của bạn) là điều cần thiết. Tại sao?
1. Các quyền độc quyền liên quan đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho phép bạn chuyển giao cho người khác quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình với một khoản phí, tạo ra một nguồn doanh thu cho công ty của bạn.
2. Bảo vệ chống sao chép và hàng giả sẽ củng cố vị thế cạnh tranh của bạn và giá trị thương mại của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp mình. Điều đó sẽ kích thích tăng trưởng kinh doanh.
3. Khi SME của bạn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường toàn cầu mới, nhu cầu bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp của bạn ở quy mô quốc tế trở nên đặc biệt quan trọng. Đây là lúc Hệ thống La Hay của WIPO phát huy tác dụng.
4. Nghiên cứu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp có doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn 17% so với các doanh nghiệp không sở hữu quyền kiểu dáng công nghiệp.
Tám cách Hệ thống La Hay của WIPO giúp bạn bảo vệ các kiểu dáng công nghiệp của mình
1. Đơn
Với Hệ thống La Hay, bạn có thể nhanh chóng, dễ dàng và an toàn bảo mật, quản lý và gia hạn quốc tế việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đồng thời ở nhiều quốc gia hoặc khu vực chỉ bằng cách nộp một đơn đăng ký.
2. Quản lý tập trung
WIPO cung cấp dịch vụ quản lý tập trung danh mục kiểu dáng công nghiệp của bạn - bằng một ngôn ngữ, với một khoản phí và số lượng thủ tục tối thiểu – tạo ra khả năng bảo hộ cho tối đa 100 kiểu dáng công nghiệp đối với mỗi đơn ở hơn 90 quốc gia.
3. Dịch vụ trực tuyến
Hệ thống La Hay cung cấp một loạt dịch vụ và tài nguyên trực tuyến hỗ trợ bạn trong suốt vòng đời kiểu dáng công nghiệp của bạn.
4. Tìm hiểu thị trường
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và biết được đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì thông qua Cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp toàn cầu của WIPO.
5. Nộp đơn bằng kỹ thuật số
Bạn có thể nộp đơn đăng ký và gia hạn đăng ký bằng kỹ thuật số chỉ với một cú nhấp chuột thông qua Hệ thống nộp đơb điện tử eHague.
6. Lập lịch biểu công bố
Bạn có thể lập lịch biểu công bố quốc tế để phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.
7. Bảo hộ trên toàn thế giới
Phạm vi toàn cầu của Hệ thống La Hay đang không ngừng mở rộng, cho phép bạn bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp của mình ở một số quốc gia ngày càng gia tăng.
8. Dịch vụ khách hàng
Bạn có thể yêu cầu trợ giúp bất cứ khi nào bạn cần thông qua Contact Hague.
Hệ thống La Hay của WIPO: giải pháp đơn giản và tiết kiệm để đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
Việc nộp đơn và quản lý nhiều quyền quốc gia riêng biệt có thể là một vấn đề đau đầu lớn, đặc biệt là vì các thủ tục và ngôn ngữ khác nhau giữa các quốc gia. Bạn có thể cần sự trợ giúp từ luật sư, đại diện SHCN địa phương và thậm chí cả người dịch. Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể không có thời gian, nguồn lực hoặc kiến thức chuyên môn để cống hiến cho quá trình này.
Hệ thống La Hay của WIPO là lộ trình để đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp một cách toàn diện.
Nguồn: WIPO (https://www.wipo.int/ip-outreach/en/ipday/2021/toptips/hague.html)
Phạm Phi Anh (Dịch và Biên soạn)
Tin mới nhất
- Câu chuyện khởi nghiệp của Công ty Eyedeus ở Pakistan
- Sở hữu trí tuệ dành cho giới nghiên cứu và doanh nghiệp: Hành trình của nhà khoa học trẻ Lee Jinha
- Làm đúng cách – câu chuyện của nhà sáng chế nhí không ngủ Miranda Evarts
- Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trẻ nhất của Guatemala
- Hỗ trợ sản xuất sản phẩm mẫu từ sáng chế có tiềm năng thương mại hóa cao – Chính sách thúc đẩy thương mại hóa sáng chế của Hàn Quốc