Th 6, 30/04/2021 | 13:30 CH
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản
Cục Sở hữu trí tuệ: Tổ chức Hội nghị toàn quốc về Sở hữu trí tuệ năm 2021
Ngày 27/4/2021, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Trung ương và các địa phương trong giai đoạn 2019-2020 và trao đổi, thảo luận về những định hướng trong hoạt động SHTT năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tham dự hội nghị có đồng chí Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ KH&CN, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Việt Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo – Văn xã, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN, Bộ Tài chính; Lãnh đạo Cục và lãnh đạo các đơn vị chức năng của Cục SHTT; đại diện Lãnh đạo và cán bộ của Sở KH&CN đến từ 59 tỉnh/thành phố trên cả nước; đại diện lãnh đạo của các Sở, ban, ngành và địa phương của tỉnh Lâm Đồng; đại diện một số trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức đại diện SHCN, doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí. Đồng chí Đinh Hữu Phí – Cục trưởng Cục SHTT và đồng chí Võ Thị Hảo – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Phạm Công Tạc – Thứ trưởng Bộ KH&CN phát biểu khai mạc Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, SHTT có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại, những quốc gia sở hữu những trí tuệ xuất sắc đều phát triển bền vững, đất nước Việt Nam lớn mạnh như ngày nay một phần là nhờ sự đóng góp của trí tuệ dân tộc Việt. Thứ trưởng cho biết, Hội nghị SHTT năm 2021 diễn ra trong bối cảnh chúng ta đã có Chiến lược SHTT, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, đang thực hiện sửa đổi Luật SHTT với mục đích tạo dựng một hệ thống SHTT mạnh và hoàn thiện nhằm phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Thứ trưởng yêu cầu cần có sự vào cuộc tích cực và có trách nhiệm của các cấp, ngành và địa phương nhằm có được những chính sách, giải pháp quản lý SHTT thông minh và hiệu quả phục vụ phát triển đất nước.
Đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu chào mừng Hội nghị SHTT năm 2021
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định vai trò, ý nghĩa ngày càng quan trọng của SHTT đối với phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước cộng đồng kinh tế công nghệ cao. Đồng chí Phạm S cho biết, tỉnh Lâm Đồng có đặc thù phát triển nông nghiệp và tham gia tích cực vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp toàn cầu, do vậy trong những năm qua tỉnh đã tập trung các nguồn lực phát triển thương hiệu du lịch canh nông cho các sản phẩm của tỉnh và đến nay đã có 33 điểm du lịch canh nông đạt tiêu chuẩn thế giới cả về số lượng khách du lịch và nguồn lợi kinh tế. Đồng chí khẳng định, Hội nghị là cơ hội tốt để các nhà quản lý SHTT, các tổ chức, doanh nghiệp rà soát hoạt động QLNN về SHTT trong thời gian qua nhằm xây dựng những giải pháp phát triển SHTT trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí và Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng Võ Thị Hảo đồng chủ trì Hội nghị
Tại Hội nghị, các đồng chí Lãnh đạo Cục SHTT trình bày Báo cáo tổng quan hoạt động QLNN về SHTT năm 2020; Báo cáo tổng kết 01 năm triển khai Chiến lược SHTT; Báo cáo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020; Giới thiệu nội dung Chương trình giai đoạn 2021 – 2030; Báo cáo về những nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật SHTT. Hội nghị cũng đã nghe Báo cáo về thực trạng, khó khăn, thách thức và kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về SHTT tại Lâm Đồng; Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, định vị và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” của đại diện tỉnh Lâm Đồng và Báo cáo về một số giải pháp trong quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng ở Việt Nam do đại diện Viện KH Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
Tiếp đó, các đại biểu tham dự Hội nghị và Cục SHTT đã trao đổi, thảo luận về các biện pháp đẩy nhanh công tác xử lý đơn SHCN; những khó khăn, bất cập trong việc triển khai Điều lệ sáng kiến; việc quản trị, phát triển, định giá và sử dụng tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc chậm trễ trong xây dựng các Thông tư hướng dẫn triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, đề xuất xây dựng Chương trình phát triển tài sản thành Chương trình mục tiêu quốc gia; kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai Chiến lược SHTT quốc gia; huy động hệ thống chính trị địa phương vào việc quản lý và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT tại địa phương; v.v..
Cục trưởng Đinh Hữu Phí phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đinh Hữu Phí – Cục trưởng Cục SHTT cho biết, Hội nghị đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các địa phương khi có sự tham dự của 59/63 Sở KH&CN các tỉnh, thành phố, với sự hiện diện của 77 đồng chí Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực SHTT, điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn đối với hoạt động SHTT. Đồng chí Đinh Hữu Phí cho biết, hoạt động QLNN trong năm qua đã có nhiều thành tựu với Chiến lược SHTT và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2022 với mục tiêu thể chế hóa những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nội luật hóa các cam kết quốc tế và xử lý những bất cập hiện tại. Do đặc thù, nên hoạt động QLNN về SHTT ở các địa phương cũng có những điểm khác nhau, nhiều địa phương chú trọng phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù thế mạnh, trong khi TP. Hồ Chí Minh tập trung vào nội dung quản trị TSTT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mình. Tuy vậy, các địa phương đều đã có Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND hoặc Quyết định UBND tỉnh về QLNN và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của hệ thống chính trị đối với hoạt động SHTT.
Đối với các vấn đề được đại diện các địa phương trao đổi tại Hội nghị, Cục trưởng Đinh Hữu Phí cho biết, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy nhanh việc ban hành các Thông tư hướng dẫn triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 để có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện và nghiên cứu để đề xuất sửa đổi Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Về vấn đề tồn đơn SHCN, Cục trưởng chia sẻ, trong 02 năm 2019 và 2020, số lượng đơn SHCN được xử lý và số VBBH được cấp tăng mạnh, cụ thể số lượng đơn SHCN xử lý trong năm 2019 tăng khoảng 60% so với năm trước, số VBBH được cấp năm 2020 tăng 82% so với 2016. Riêng với các loại đơn phục vụ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của địa phương, Cục luôn có hướng ưu tiên xử lý để đáp ứng nhu cầu của địa phương nhằm tổ chức các lễ hội, sự kiện xúc tiến thương mại và phát triển du lịch. Hiện tại, Cục đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh công tác xử lý đơn SHCN như đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tuyển dụng và đào tạo nhân lực, cải tiến quy trình, thủ tục, tham khảo kết quả thẩm định của nước ngoài, v.v... Để đạt được các thành quả trên, Cục SHTT cũng luôn nhận được hỗ trợ, đồng hành của Văn phòng Chính phủ, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ KH&CN và các địa phương.
Cục trưởng Đinh Hữu Phí khẳng định, Hội nghị toàn quốc về SHTT là một sự kiện quan trọng của toàn bộ Hệ thống SHTT Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm các vấn đề QLNN về SHTT trên phạm vi cả nước, đồng thời cũng là dịp để các cơ quan QLNN, các tổ chức và những người làm công tác SHTT thảo luận, trao đổi và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và định hướng hoạt động SHTT cho những năm tiếp theo vì mục tiêu phục vụ phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhân dịp Hội nghị SHTT năm 2021, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã tặng thưởng Bằng khen cho một số đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động QLNN về SHTT và triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020./.
Có thể tải Tài liệu của Hội nghị TẠI ĐÂY.
Một số hình ảnh về Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021:
Đ/c Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục SHTT báo cáo tổng kết Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020 và một số nội dung chính của Chương trình Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Đ/c Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT báo cáo về một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật SHTT
Đ/c Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục SHTT trình bày Báo cáo tổng quan hoạt động QLNN về SHTT năm 2020 và Báo cáo triển khai Chiến lược SHTT
Đ/c Phạm Thị Nhâm - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng chia sẻ thực trạng, khó khăn, thách thức và kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về SHTT tại Lâm Đồng
Đ/c Nguyễn Đình Thiện – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Đà Lạt chia sẻ kinh nghiệm xây dựng, định vị và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
Ông Vũ Văn Đoàn – Chuyên gia Viện KH Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ một số giải pháp trong quản lý và phát triển thương hiệu cộng đồng ở Việt Nam
Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Phó Chủ tịch Phạm S chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo các cơ quan thuộc VPCP, Bộ Tài chính, Bộ KH&CN, Cục SHTT và Lãnh đạo các Sở KH&CN tham dự Hội nghị
Đ/c Đỗ Khoa Văn - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Đ/c Lưu Bình Khiêm - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sơn La phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Đ/c Hồ Thắng - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên – Huế phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Đ/c Ngô Chí Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Đại diện Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Đại điện Sở KH&CN tỉnh Bình Phước phát biểu thảo luận tại Hội nghị
Lễ trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động SHTT
CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tin mới nhất
- Hội thảo khoa học về Sở hữu trí tuệ và Quản lý tài sản trí tuệ tại Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Sơn Tây” cho sản phẩm gà mía
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm quả dừa sáp
- Thông báo tổ chức lớp tập huấn “Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm”
- Diễn đàn đổi mới sáng tạo mở và sáng chế phục vụ phát triển ngành Y dược và công nghệ sinh học Việt Nam
Các tin khác
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm cua biển
- Khai mạc Hội nghị Sở hữu trí tuệ năm 2021
- Công bố Chỉ dẫn địa lý "Cù Lao Chàm - Hội An" cho sản phẩm yến sào
- Diễn đàn “Quyền Sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại thành phố Hồ Chí Minh
- Sôi động cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ”
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháng 05 năm 2024
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quý II năm 2023
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháng 06 năm 2023
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháng 05 năm 2023
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháng 04 năm 2023
- Danh sách nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quý I năm 2023
- Thống kê số lượng đơn đăng ký và văn bằng được cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháng 03 năm 2023