Th 6, 29/01/2021 | 15:00 CH
Công tác quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp năm 2020
Công tác quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục thực hiện thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các tổ chức, cá nhân trong việc xác lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp.
Công tác quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục thực hiện thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các tổ chức, cá nhân trong việc xác lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp. Trong năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã ghi nhận mới 17 tổ chức, xóa tên 01 tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, ghi nhận sửa đổi, bổ sung thông tin (về tên, địa chỉ, chi nhánh và thành viên trong Danh sách người đại diện của Tổ chức) cho 47 tổ chức; cấp mới 37 Chứng chỉ, cấp lại 11 Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, xóa tên 01 cá nhân được cấp Chứng chỉ (do đã mất). Tính đến hết năm 2020, cả nước có 219 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và 367 cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.Trong số các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đang hoạt động, 162 tổ chức có trụ sở đặt tại Hà Nội, 56 tổ chức có trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh, 01 tổ chức đặt tại TP. Cần Thơ. Các tổ chức có trụ sở đặt tại Hà Nội đều có văn phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh và ngược lại.
Tiếp tục nhiệm vụ của năm 2019, nhằm mục tiêu phát triển số lượng đại diện sở hữu công nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, Cục Sở hữu trí tuệ đã hoàn thành việc chấm bài kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp năm 2019, thông báo kết quả cho thí sinh, đồng thời tiếp nhận và tiến hành chấm các bài kiểm tra có yêu cầu phúc tra.
Nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện thống kê định kỳ (03 tháng/một lần) số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nộp qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Năm 2020, số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nộp qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp tiếp tục chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp (56,22%); tỷ lệ tương ứng đối với các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lần lượt là 91,14%, 38%, 69,78% và 50,83%.
Phòng Pháp chế và Chính sách
Tin mới nhất
- Công đoàn Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Hội nghị công tác Công đoàn năm 2024 do Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức
- Diễn đàn đổi mới sáng tạo mở và sáng chế phục vụ phát triển ngành Y dược và công nghệ sinh học Việt Nam
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng Sơn" cho sản phẩm quả Na
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng sơn" cho sản phẩm mác mật
- Hội thảo giới thiệu “Những điểm mới của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - thúc đẩy đổi mới sáng tạo”
Các tin khác
- Nghiệm thu Dự án thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020: “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm yến sào Cù Lao Chàm - Hội An, tỉnh Quảng Nam”
- Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Cân bằng giữa yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia
- Khai mạc hội chợ OCOP Tuyên Quang 2021 và công bố Chỉ dẫn địa lý cam sành Hàm Yên
- Hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh” trong khuôn khổ phi dự án “Hỗ trợ thực thi CPTPP trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ” do Ca-na-đa tài trợ
- Đổi mới tư duy, cơ chế, chính sách để khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá đưa đất nước phát triển mạnh mẽ