Th 3, 23/07/2024 | 10:42 SA
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng Sơn" cho sản phẩm quả Na
Ngày 22 tháng 6 năm 2024, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 560/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00140 ''Lạng Sơn'' cho sản phẩm quả na. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Vùng đất xứ Lạng với điều kiện địa hình độc đáo là quê hương của nhiều sản vật nổi tiếng. Một trong những đặc sản của Lạng Sơn mà không thể không nhắc đến đó chính là quả na. Na Lạng Sơn nổi tiếng trên thị trường cả nước không chỉ nhờ hình thức đẹp mà còn nhờ chất lượng đặc thù của quả.
Quả na Lạng Sơn có đường kính quả từ 74,3 mm trở lên, chiều cao quả từ 75,02 mm trở lên, trọng lượng quả từ 268,15 g/quả trở lên, tỷ lệ phần ăn được từ 42,33% trở lên và độ Brix từ 11,2 độ trở lên.
Những tính chất, chất lượng đặc thù của quả na Lạng Sơn có được là do thích nghi với điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý. Khu vực địa lý có địa hình là các thung lũng và sườn núi đá vôi, thổ nhưỡng là nhóm đất đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi đá vôi, thành phần dinh dưỡng của đất bao gồm: đạm tổng số trung bình 47,87 mg/kg, lân tổng số trung bình 135,55 mg/kg, kali tổng số trung bình 0,03 mg/kg, lân dễ tiêu trung bình 130,32 mg/kg, kali dễ tiêu trung bình 0,02 mg/kg, khả năng trao đổi cation trung bình 2,56 cmol+/kg, Mg2+ trung bình 1,21 mg/kg, Na+ trung bình 0,94 mg/kg.
Giống na Lạng Sơn có tên khoa học là Annona squamosa Linn. Nguồn gốc giống được kiểm soát thông qua hồ sơ lý lịch giống. Khâu nhân giống được thực hiện tại khu vực địa lý bằng phương pháp nhân giống từ hạt. Người dân tại khu vực địa lý lựa chọn đất thuộc khu vực núi đá vôi, khả năng thoát nước tốt để canh tác loại sản phẩm đặc thù này. Sau 3 năm trồng cây sẽ tiến hành thu hoạch lần đầu tiên, những năm tiếp theo, người dân tại khu vực địa lý sẽ thu hoạch theo hai vụ (vụ chính: từ tháng 7 đến hết tháng 8 dương lịch, vụ gối: từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12 dương lịch).
Khu vực địa lý bao gồm: Thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, xã Bắc Thủy, xã Bằng Hữu, xã Bằng Mạc, xã Chi Lăng, xã Gia Lộc, xã Hòa Bình, xã Mai Sao, xã Nhân Lý, xã Thượng Cường, xã Vân An, xã Vạn Linh, xã Vân Thủy, xã Y Tịch thuộc huyện Chi Lăng; thị trấn Hữu Lũng, xã Cai Kinh, xã Đồng Tân, xã Đồng Tiến, xã Hồ Sơn, xã Hòa Bình, xã Hòa Lạc, xã Hòa Sơn, xã Hữu Liên, xã Minh Sơn, xã Minh Tiến, xã Nhật Tiến, xã Quyết Thắng, xã Sơn Hà, xã Tân Thành, xã Thanh Sơn, xã Vân Nham, xã Yên Bình, xã Yên Sơn, xã Yên Thịnh, xã Yên Vượng thuộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế!
Tin mới nhất
- Lễ Bế giảng Khóa đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2023-2024
- Sinh hoạt chuyên đề Liên Chi bộ với chủ đề “Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở của Cục Sở hữu trí tuệ”
- Hội thảo khoa học về Sở hữu trí tuệ và Quản lý tài sản trí tuệ tại Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Lễ Bế giảng khoá đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ năm 2023 - 2024
- Khai giảng và tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng xác lập quyền đối với nhãn hiệu (tháng 9/2024)
Các tin khác
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng sơn" cho sản phẩm mác mật
- Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tham dự Đại hội đồng WIPO 2024
- Hội thảo giới thiệu “Những điểm mới của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - thúc đẩy đổi mới sáng tạo”
- Tập huấn tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm nghêu