Th 7, 12/11/2022 | 14:31 CH
Tập huấn “Quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu” tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 5/11/2022, tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), Cục Sở hữu trí tuệ và Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ (IPTC), ĐHQG-HCM đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn “Quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu” với sự tham gia của gần 70 học viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu.
Tại buổi khai giảng lớp tập huấn, TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết vấn đề nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, viện nghiên cứu với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) phù hợp đang được quan tâm sâu sắc, vì vậy chương trình tập huấn này dành cho cán bộ quản lý KH&CN, SHTT tại các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp đã và sẽ là thành viên Mạng lưới TISC (Technology and Innovation Support Centers) – mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khởi xướng rất thiết thực và có ý nghĩa. Cục SHTT, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, sẵn sàng phối hợp, chia sẻ, đồng hành cùng Mạng lưới TISC, đẩy mạnh hoạt động SHTT trong trường đại học, viện nghiên cứu, đóng góp vào sự phát triển khoa học – công nghệ của quốc gia.
TS. Lê Thị Thanh Tâm, Phụ trách đào tạo, Trung tâm IPTC, ĐHQG-HCM - phụ trách lớp giới thiệu về mục đích và nội dung chính của chương trình tập huấn bao gồm: một là giúp các học viên nắm được vai trò tầm quan trọng của quyền SHTT, tổng quan các quy định về SHTT, theo đó sẽ nhận diện các TSTT sẵn có, các tài sản được hình thành từ hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học hoặc trong hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính đơn vị, có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả nhằm tránh những tranh chấp không đáng có, đồng thời tận dụng khai thác triệt để các tài sản đó; hai là, hướng dẫn các thành viên đã và sẽ tham gia mạng lưới TISC các cam kết thực hiện hoạt động SHTT và quản trị TSTT tại đơn vị một cách hiệu quả; ba là, cung cấp cho các học viên các quy định khung và quy trình biễu mẫu để thực hiện hoạt động SHTT của đơn vị mình theo kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.
Lớp tập huấn thực hiện trong 3 ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/11/2022, các giảng viên là những chuyên gia có kinh nghiệm đã trình bày cả lý thuyết và đưa ra những tình huống thực hành để học viên cùng trao đổi, thảo luận. Kết thúc lớp tập huấn, cả giảng viên và học viên đều đánh giá cao chất lượng các bài giảng và đề xuất nhân rộng hình thức tập huấn này trên khắp cả nước, cũng như tiếp tục phát triển những chương trình chuyên sâu hơn với các nhóm viện nghiên cứu, trường đại học khác nhau.
Một số hình ảnh tại Lớp tập huấn:
Ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng phát biểu khai giảng và trình bày tại Lớp tập huấn
Các giảng viên chia sẻ tại Lớp tập huấn
Toàn thể giảng viên và học viên Lớp tập huấn
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn
Tin mới nhất
- Công đoàn Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Hội nghị công tác Công đoàn năm 2024 do Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức
- Diễn đàn đổi mới sáng tạo mở và sáng chế phục vụ phát triển ngành Y dược và công nghệ sinh học Việt Nam
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng Sơn" cho sản phẩm quả Na
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lạng sơn" cho sản phẩm mác mật
- Hội thảo giới thiệu “Những điểm mới của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - thúc đẩy đổi mới sáng tạo”
Các tin khác
- Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09-11)
- Tập huấn “Bảo hộ nhãn hiệu nhằm phát triển sản phẩm đáp ứng tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam” tại thành phố Hồ Chí Minh
- Hội nghị “Quản lý tài sản trí tuệ và câu chuyện xúc tiến thương mại ngành nông sản” tại tỉnh Gia Lai
- Hội nghị “Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn” tại tỉnh Bình Định
- Công bố Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam