Th 2, 27/09/2021 | 14:29 CH
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản




Giới thiệu về ấn phẩm chung của WTO và WIPO “Chính sách cạnh tranh và Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay”
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng thông báo để các độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin về ấn phẩm chung có tên “Chính sách cạnh tranh và Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay”.
Ngày 16/9/2021, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tổ chức ra mắt ấn phẩm chung có tên “Chính sách cạnh tranh và Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay”.
Ấn phẩm chung này của WTO-WIPO được Nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản vào thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế và các nhà phân tích đang ngày càng chú trọng hơn đến việc tạo ra và quản lý tri thức và đổi mới sáng tạo, cũng như các cơ chế nhằm bảo đảm rằng người dân được thụ hưởng các lợi ích kinh tế và xã hội từ hoạt động đổi mới sáng tạo và truyền bá kiến thức. Cuốn sách được biên tập bởi các chuyên gia cao cấp hiện nay và cựu chuyên gia từ cả hai tổ chức quốc tế WTO, WIPO và học giả quốc tế.
Ấn phẩm mới này đề cập đến mối quan hệ tích cực giữa sở hữu trí tuệ và cạnh tranh ở các nước trên thế giới, khảo sát sự phát triển và các vấn đề chính sách từ góc độ quốc tế và so sánh.
Cuốn sách này phản ánh sự tham gia, xây dựng chính sách và triển khai thực tế các biện pháp để tăng cường sự kết nối tích cực giữa SHTT và cạnh tranh ở các khu vực trên toàn thế giới, bao gồm cả ở các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi có quy mô lớn, và trong ở các nước phát triển. Cuốn sách này bổ sung và làm nền tảng cho các chương trình của WTO về nâng cao năng lực đang triển khai trong lĩnh vực này.
Nội dung chính của ấn phẩm này bao gồm các phân tích về các vấn đề chính sách và học thuyết chính của các học giả và nhà thực hành hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới; tập trung vào các lĩnh vực chính sách đặc biệt quan tâm: y tế công, công nghiệp, khoảng cách kỹ thuật số và nông nghiệp; và khảo sát sâu sắc về những phát triển liên quan các nền kinh tế phát triển và một loạt các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, bao gồm cả các nước BRICS.
Cục Sở hữu trí tuệ xin trân trọng thông báo để các độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin về ấn phẩm này tại đường dẫn:
Ngoài ra, cuộc trao đổi trực tuyến ra mắt ấn phẩm này (kéo dài 2 tiếng rưỡi) hiện đã có trên kênh YouTube của WTO tại đường dẫn:
https://www.youtube.com/watch?v=KVj13WTuEP0d
Phòng Hợp tác quốc tế
Tin mới nhất
- Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ: Góp phần tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ: Góp phần xây dựng văn hoá sở hữu trí tuệ
- Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, ứng dụng và khai thác tài sản trí tuệ
- Tập huấn Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm địa phương của tỉnh Bạc Liêu
- Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ trao Giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận Mận Sơn La, Chanh leo Sơn La và Bơ Sơn La cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La
Các tin khác
- Báo cáo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam”
- Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- [TISC] Khung mẫu tham khảo Chính sách Quản trị Tài sản trí tuệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học
- Mạng lưới TISC và IP-HUB: Thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học
- Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022 (Nội dung đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương)